Hội thảo chuyên đề “Xây dựng mô hình tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số” năm học 2020-2021

Lượt xem:

Đọc bài viết

Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng các chuyên đề nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, ngày 13/03/2021, trường MN Sơn Ca đã tổ chức Hội thảo chuyên đề ‘‘Xây dựng mô hình tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số” năm học 2020-2021 cho toàn thể giáo viên nhà trường. Tham dự Hội thảo có các đồng chí Ban giám hiệu cùng toàn thể các đồng chí giáo viên chủ nhiệm 12 nhóm, lớp trong nhà trường.

Một số nội dung đã được triển khai tại Hội thảo:

1. Thiết kế, xây dựng môi trường vật chất, môi trường xã hội tăng cường tiếng Việt trong và ngoài lớp học đảm bảo phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số.

2. Thực hành việc khai thác, sử dụng có hiệu quả môi trường tăng cường tiếng Việt đã thiết kế, xây dựng trong việc tổ chức thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non.

3. Tổ chức hoạt động tiết dạy thực tế tại lớp Lá 1.

4. Thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm việc thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trong trường mầm non.

Giáo viên dự giờ tổ chức hoạt động học lồng ghép nội dung tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số

        Thông qua chuyên đề, giáo viên của 12 nhóm, lớp trong nhà trường trao đổi,thảo luận, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện tăng cường tiếng Việt cho trẻ  dân tộc thiểu số theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm” tại lớp mình phụ trách. Từ đó các giáo viên tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện, đưa ra các giải pháp thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp, địa phương và khả năng của trẻ; lồng ghép tích hợp các nội dung tăng cường tiếng việt cho trẻ trong các hoạt động trong ngày nhằm hình thành và phát triển ngôn ngữ, kỹ năng sống, hiểu biết xã hội phù hợp với từng độ tuổi của trẻ.

Một số hình ảnh môi trường trong và ngoài lớp học do các giáo viên nhà trường thiết kế:

Khu vườn cổ tích

Góc khám phá âm thanh

Góc địa phương

Thư viện của bé

           Góc chơi với cát và nước

Môi trường trong lớp học:

Qua việc rút kinh nghiệm qua giờ dạy thực hành, chuyên môn nhà trường đã thống nhất một số nội dung trong tổ chức thực hiện các hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số tập trung vào các vấn đề: Thời gian để thực hiện một hoạt động dạy TCTV cho trẻ; việc lựa chọn nội dung dạy; cách xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt; việc vận dụng các phương pháp, hình thức tăng cường tiếng Việt phù hợp với địa phương…

Việc tổ chức chuyên đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp các giáo viên hiểu rõ và thống nhất được tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm”. Đặc biệt, qua chuyên đề đã tháo gỡ được các vấn đề đang vướng mắc, từ đó nâng cao năng lực, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay./